1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo nhân lực trực tiếp cho dịch vụ lĩnh vực Biểu diễn nhạc cụ truyền thống (chuyên ngành sáo trúc), có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ cao đẳng, có đạo đức, sức khỏe, có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn trong lĩnh vực âm nhạc.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.
a. Kiến thức
- Xác định được vị trí, vai trò của nghệ sỹ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
- Phân tích được những nội dung cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới.
- Trình bày các phương pháp xướng âm, ghi âm, phương pháp phối hòa thanh cho bè giai điệu và bè bass.
- Phân tích được kỹ thuật nhạc cụ có hệ hệ thống, phương pháp diễn tấu từ tất cả các thể loại âm nhạc
- Xác định được các kiến thức, để luyện tập, xây dựng tác phẩm âm nhạc đạt yêu cầu đề ra;
- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm Sáo trúc như: Dân ca, nhạc phong cách, tác phẩm mới.
- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm Đàn bầu như: Dân ca, nhạc phong cách, tác phẩm mới.
- Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;
- Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
- Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
b. Kỹ năng
- Ứng dụng được các kỹ thuật cơ bản và có hệ thống của ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống, thực hiện được các phương pháp diễn tấu các thể loại âm nhạc.
- Biểu diễn được các tác phẩm Sáo trúc, Đàn bầu như: Dân ca, nhạc phong cách, tác phẩm mới, tác phẩm nước ngoài, độc tấu, hòa tấu.... bằng các kỹ thuật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu;
- Luyện ngón, luyện hơi, luyện lưỡi, vỡ bài, phối bè, độc tấu, hòa tấu sáo trúc theo nhóm.
- Luyện ngón, luyện quãng, vỡ bài, phối bè, độc tấu, hòa tấu đàn bầu theo nhóm.
- Xây dựng được tác phẩm Sáo trúc với nhiều phong cách khác nhau;
- Diễn xuất có nội tâm và làm chủ được sân khấu.
- Thực hiện được kỹ thuật diễn xuất nội tâm và phong cách biểu diễn;
- Sử dụng được một loại nhạc cụ để đệm hoặc diễn tấu những đoạn nhạc đơn giản;
- Ứng dụng được kỹ năng phân tích âm nhạc, phối bè đơn giản;
- Chọn đúng, đầy đủ được các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn;
- Tổ chức, sắp xếp được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề Biểu diễn nhạc cụ truyền thống.
c. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập và làm việc theo nhóm, linh hoạt trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Thể hiện được ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn;
- Thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, Ý thức kỷ luật, phương pháp làm việc khoa học.
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm làm việc;
- Đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Biểu diễn độc tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn hòa tấu nhạc cụ;
- Biểu diễn trong dàn nhạc;
- Xây dựng và biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật phục vụ sự kiện;
- Tổ chức và quản lý các hoạt động văn hóa ơ cơ sở;
- Giáo viên: Chí Nguyễn Đình
- Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này