Âm nhạc Việt Nam

Âm nhạc là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần, là công cụ đấu tranh để tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Do những nhu cầu đó mà trong suốt bốn ngàn năm lịch sử của mình, nhân dân ta đã sáng tạo nên hàng ngàn bài bản ca nhạc, hàng trăm loại nhạc cụ, nhiều hình thức thể loại tác phẩm, nhiều kiểu dàn nhạc và những thang âm điệu thức khác nhau, vừa mang những đặc điểm chung của khu vực Đông Nam Á lại vừa đậm đà bản sắc dân tộc.

Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhân dân ta đã nghiêm túc kế thừa và gìn giữ những tinh hoa văn hóa nghệ thuật truyền thống, bên cạnh đó luôn tích cực đấu tranh chống lại những thủ đoạn nhằm đồng hóa nó của các thế lực xâm lược từ bên ngoài. Đồng thời nhân dân ta luôn mở cửa đón nhận, tiếp thu và dân tộc hóa những nhân tố, hình thức, thủ pháp, phương tiện Âm nhạc du nhập từ bên ngoài mà chúng ta cảm thấy cần và thích hợp với ta. Từ đó bổ sung và không ngừng đổi mới để làm giàu thêm cho sự phát triển của nền âm nhạc dân tộc nước ta.

Môn Âm nhạc Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với những học sinh, sinh viên theo học ngành Nghệ thuật, mà nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với tất cả người dân Việt nam. Cuốn giáo trình này trang bị cho học sinh, sinh viên một nền tảng kiến thức về quá trình hình thành và phát triển của nền Âm nhạc Việt Nam chúng ta, từ đó các em có thể nắm rõ được những đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam, đồng thời biết chân quý, gìn giữ và phát triển nền Âm nhạc của chúng ta lên một tầm cao mới.

Cuốn giáo trình này được phân chia thành bốn chương, lần lượt đi theo các diễn trình lịch sử của nền Âm nhạc Việt Nam.

Chương I; Khái quát về những đặc điểm như tính nhiều tầng nhiều lớp, tính chất tâm linh... của Âm nhạc Việt Nam và lịch sử Âm nhạc Việt Nam.

Chương II; Âm nhạc thời đại Hùng Vương, thời đại Bắc thuộc và chống bắc thuộc trong những buổi đầu dựng nước và giữ nước.

Chương III; Đặc điểm của Âm nhạc Việt Nam trong thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ và bảo vệ đất nước.

Chương IV; Các thể loại bài bản cũ và mới của nền Âm nhạc Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến nay.

  • Giáo viên: Thăng Kiều Đức
  • Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này
HOÀ TẤU TÁC PHẨM

I. Vị trí, tính chất của môn học

- Vị trí: Hòa tấu tác phẩm là môn học được thực hiện sau môn Hòa tấu nhạc phong cách

- Tính chất: Là môn học thực hành chuyên môn bắt buộc.

II. Mục tiêu môn học

Sau khi học xong môn học, người học có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được lược sử nền khí nhạc Việt Nam

+ Phân biệt được giữa tác phẩm viết cho nhạc cục độc tấu và tác phẩm viết cho dàn nhạc.

+ Trình bày được các bước thực hiện hòa tấu tác phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu và tác phẩm viết cho dàn nhạc

- Về kỹ năng

+ Hoà tấu được bài tác phẩm viết cho nhạc cụ độc tấu

+ Hoà tấu được bài tác phẩm viết cho dàn nhạc

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: có năng lực làm việc độc lập, theo nhóm. Có lòng yêu thích, có ý thức bảo tồn và phát huy âm nhạc dân gian Việt Nam.

  • Giáo viên: Chí Nguyễn Đình
  • Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này
Lịch sử âm nhạc thế giới

Môn học này gồm có năm chương

Từ lịch sử âm nhạc thế giới nguồn gốc cho tới đầu thế kỷ XX là thời kỳ của âm nhạc sử sách, ít có những nốt nhạc, băng âm thanh để giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu thêm. Do vậy tác giả cố gắng trình bày những nét khái quát nhất, và trong điều kiện có thể sẽ trích những ví dụ âm nhạc hoặc tranh ảnh nhằm minh chứng cho các nhận định của các giai đoạn này.

Khi viết cuốn sách này, tác giả đã cố gắng sử dụng các thuật ngữ theo khái niệm của nhiều người đã công nhận. Tên gọi các tác giả, hình thức, thể loại, được ghi theo nguyên dạng (nhưng có phiên âm cách đọc lúc đầu) để giúp sinh viên dễ dàng tiếp xúc với tổng phổ.

  • Giáo viên: Thăng Kiều Đức
  • Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này

GIÁO TRÌNH MÔN HỌC

 

Tên môn học: Sáo trúc 6

I. Vị trí, tính chất của môn học

- Vị t  Sáo trúc 6 là học phần bắt buộc thứ 6 trong 9 học phần cơ bản trong chương trình đào tạo hệ Cao đẳng âm nhạc – chuyên ngành Sáo trúc.

- Học phần nghiên cứu về cấu trúc và những kỹ thuật nâng cao về Sáo trúc trong âm nhạc

- Tính chất: Thuộc phần môn học chuyên ngành trong các môn học chuyên ngành Âm nhạc.

II. Mục tiêu môn học:

Sau khi hoàn thành môn học này, học viên cần đạt được các mục tiêu sau đây:

- Về kiến thức:

Trang bị cho học sinh những kiến thức và kỹ thuật cơ bản về nhạc cụ Sáo trúc trong ngành âm nhạc .

- Về kỹ năng

+ Học sinh nhận biết và diễn tấu đươc từng bản nhạc khác nhau trong âm nhạc

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:

+ Rèn luyên cho học sinh ý thức tôn trọng và có nhận thức đúng đắn về ngành nghề âm nhạc.

+ Có tinh thần tập luyện nghiêm túc, trách nhiệm với công việc được giao và có tinh thần hợp tác.

  • Giáo viên: Chí Nguyễn Đình
  • Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này
DÀN DỰNG CHƯƠNG TRÌNH NGHỆ THUẬT

Môn học gồm 3 bài 
    + Bài 1: Xây dựng kế hoạch  
    + Bài 2: Dàn dựng chương trình nghệ thuật 
    + Bài 3: Tổ chức duyệt và biểu diễn chương trình nghệ thuật 
Mục tiêu của môn học:  
- Kiến thức: 
+ Trình bày được các dạng chương trình nghệ thuật.
+ Trình bày được các nguyên tắc chung về xây dựng chương trình nghệ thuật tổng hợp.
+ Liệt kê được các yếu tố, nội dung chính của kế hoạch tổ chức dàn dựng chương trình nghệ thuật
+ Mô tả được cách hướng dẫn các tiết mục biểu diễn.
+ Trình bày được phương pháp tổ chức thực hiện kế hoạch, phương pháp đánh giá
- Kĩ năng
+ Xây dựng được kế hoạch tổ chức chương trình nghệ thuật.
+ Dàn dựng được chương trình nghệ thuật có quy mô nhỏ theo chủ đề.
+ Hướng dẫn được các tiết mục biểu diễn.
+ Lựa chọn được cá nhân có năng lực phù hợp thực hiện chương trình.
+ Theo dõi, giám sát, điều chỉnh được nội dung trong quá trình thực hiện.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
+ Tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, chủ động luyện tập ngoài giờ, có ý thức tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật của trường, lớp, các tổ chức đoàn thể. 
 

  • Giáo viên: Tý Dương Văn
  • Các học viên đã ghi danh: Chưa có học viên ghi danh vào khoá học này